Chất bẩn và cơ chế tẩy rửa

1. Chất bẩn : chất bẩn trên một bề mặt gồm các loại cơ bản sau
- Các chất bẩn cơ học trơ ( như : cát . . . ) : Có thể tẩy, rửa trôi bằng tác động cơ học như giũ, cọ rửa, giội nước. . .
- Các chất bẩn có thành phần hóa học dạng ưa nước ( tức là dễ hòa tan trong nước ) : Có thể tẩy, rửa trôi bằng tác động của nước ( cộng thêm tác dụng cơ học ).
- Các chất bẩn có thành phần hóa học dạng kị nước ( như : dầu, mỡ . . . ) : Các chất bẩn này không tan trong nước, để nước có thể rửa trôi được chúng đòi hỏi sự có mặt của chất hoạt động bề mặt mà tác dụng chính của chúng là giúp hòa tan/rửa trôi được các thành phần kị nước này.
2. Cơ chế tẩy rửa : Sự tẩy rửa được định nghĩa là làm sạch bề mặt của một vật thể rắn với một tác nhân tẩy rửa riêng biệt theo một tiến trình lý hoá khác hẳn việc hoà tan đơn thuần. Quá trình tẩy rửa gồm:
- Lấy đi các vết bẩn khỏi bề mặt các vật dụng
- Giữ các vết bẩn đã lấy đi dạng lơ lững để tránh cho chúng không bám trở lại bề mặt.
Do vậy Thành phần cơ bản của bất kỳ một sản phẩm tẩy rửa nào như : bột giặt, nước rửa chén, tẩy bồn cầu, nước tẩy rửa gia dụng, xà bông tắm, dầu gội . . . luôn luôn là chất hoạt động bề mặt, các chất hoạt động bề mặt trong một sảm phẩm tẩy rửa, có mhiệm vụ là đảm bảo sự lấy đi các vết bẩn và những chất lơ lửng trong nước để ngăn cản sự tái bám của chúng ( Người ta thường sử dụng các chất hoạt động bề mặt loại Anionic và Nonionic mà ít dùng Cationic ).